Bón phân Dai cho Dưa Leo

Đặc điểm cây Dưa Leo

  • Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo khá cao, cây dưa leo hấp thụ mạnh nhất là kali, kế đến là đạm. Cây dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao. Vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác; đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh kali. Tuy nhiên bón đạm dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực.
  • Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn giống địa phương.

Bón phân Dai cho cây dưa leo

Công thức phân cho Dưa Leo

  • N: 140 – 220 kg/ha
  • P2 O5: 150 – 180 kg/ha
  • K2O : 120 – 150 kg /ha

Dựa vào công thức trên có thể bón lượng phân Dai cho 1 ha dưa leo gồm có: 60 kg Dai 30:10:10+TE và 50kg Dai 19:7:22+TE và 1-2 tấn tro trấu.

Ví dụ lượng phân cần cho 1ha

Loại phân Tổng số Bón lót Tưới thúc

5-10 ngày sau khi gieo

Bón Thúc

15-20 ngày sau khi gieo

Bón nuôi trái

35-55 ngày sau khi gieo

Vôi (tấn) 1 1      
Phân chuồng (tấn) 60 kg 15kg 5kg 25kg 15kg
DAI 30:10:10+TE 50 kg 10kg 10kg 5kg  25kg
DAI 19:7:22+TE          
Lưỡi liềm vàng:
5:5:5+TE
0,6 lít 10ml/20 lít nước/ha 200ml/400 lít nước/ha  200ml/400 lít nước/ha 200ml/400 lít nước/ha

Ở những vùng có tập quán bồi bùn, phân thúc được chia làm 2 lần bón 2 bên líp vào 12 và 20 NSKG, sau đó bồi bùn lên mặt líp để lấp phân. Phân bón nuôi trái cũng được chia làm nhiều lần sau các đợt thu trái. Ngoài ra có thể phun bổ sung phân qua lá Lưỡi liềm vàng để tăng tỉ lệ trái loại 1 ( phun phân bón lá Lưỡi liềm vàng 20 bình/1ha).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *